[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] ĐỒNG HỒ TỰ ĐỘNG LÀ DO ROLEX TẠO RA?

  • Với danh tiếng lừng lẫy mà thương hiệu đồng hồ xa xỉ Rolex đang sở hữu, có không ít người dùng lầm tưởng rằng Rolex là đơn vị đi đầu trong nhiều phát minh mới, trong đó có đồng hồ Cơ tự động Automatic. Vậy nên, dưới bài viết này, SHOPDONGHO.com sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan để giúp các bạn hiểu rõ hơn nhé.
  • Đáp án cho câu hỏi trên là: KHÔNG ĐÚNG
  • Cụ thể như sau:
ĐỒNG HỒ ROLEX

VỀ ĐỒNG HỒ CƠ AUTOMATIC

  • Đồng hồ Automatic thuộc nhóm đồng hồ cơ khí và có tiếng Anh là mechanical watch.
  • Đồng hồ Automatic còn được gọi là đồng hồ tự động. Đồng hồ tự động lên dây cót khi người đeo hoạt động cánh tay. Khác với đồng hồ lên cót bằng tay, người dùng phải vặn núm và xoay khá mất thời gian.
  • Chính vì vậy đồng hồ Automatic mới có tên là đồng hồ tự động
  • Lịch sử đồng hồ Automatic
    • Năm 1770, chiếc đồng hồ Automatic bỏ túi được ra đời bởi người thợ đồng hồ Abraham-Louis Perrelet – một trong những ông tổ của nghề chế tạo đồng hồ cơ.
    • Năm 1923, đồng hồ Automatic đeo tay được phát minh bởi thợ sửa đồng hồ người Anh John Harwood
    • Năm 1930, thời hoàn kim của đồng hồ đeo tay cơ Automatic bắt đầu nhờ vào thương hiệu đồng hồ Rolex. Rolex cho ra mắt Rolex Oyster Perpetual dựa trên nguyên mẫu chiếc đồng hồ của John Harwood.
    • Hành trình phát triển của ngành công nghiệp đồng hồ luôn có nhiều dấu mốc vàng son bởi các sáng tạo của nhiều thương hiệu lớn. Tuy nhiên, đến nay, cơ chế hoạt động, cấu tạo của đồng hồ cơ Automatic gần như không thay đổi quá nhiều so với những năm đầu thế kỷ 20. 

VỀ THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ ROLEX

  • Như đã nói ở trên, bộ máy Automatic đầu tiên được ra đời bởi ngài Abraham-Louis Perrelet và thời kỳ thịnh vượng của đồng hồ đeo tay cơ Automatic mới được bắt đầu bởi Rolex.
  • Tuy nhiên, dù không phải là người tạo ra chiếc đồng hồ đeo tay Automatic tự động đầu tiên thì Rolex vẫn có thể khẳng định vị thế nhừo vào những phát minh và thành công khác, giúp thương hiệu ghi lại được tên tuổi đáng ngưỡng mộ trong ngành công nghiệp đồng hồ thế giới. Cụ thể như sau:

1. Kew Observatory

ĐỒNG HỒ ROLEX
  • Trước Rolex, những chứng chỉ này chỉ được trao cho các dụng cụ đo thời gian hàng hải.
  • Nhận ra tầm quan trọng của chứng chỉ này, Wilsdorf đã thông báo rằng tất cả đồng hồ Rolex đều sẽ trải qua các thử nghiệm tương tự và sẽ không có bất cứ mẫu đồng hồ Rolex nào được bán ra mà không có “Official Timing Certificate”. Thử nghiệm Kew Observatory kéo dài 45 ngày ở 5 vị trí và 3 mức nhiệt độ khác nhau.
  • Thương hiệu này đã tạo nên các tiêu chuẩn thời gian cho phần còn lại của ngành công nghiệp đồng hồ.
  • Với nguồn cung cấp máy đồng hồ ổn định từ Aegler, Rolex đã có sự phát triển mạnh mẽ. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng đã thúc đẩy nhu cầu về đồng hồ đeo tay, nhưng cũng làm cho giao thương Anh-Đức bị ảnh hưởng. Vì lý do đó, Wilsdorf và Davis đã quyết định chuyển bộ phận sản xuất tới Bienne.

2. Geneva

THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ ROLEX
  • Năm 1919, Rolex mua phần lớn cổ phần của Aegler và đổi tên công ty thành Aegler S.A. Rolex. Ngay sau đó, Wilsdorf đã mua lại cổ phần của Davis trong công ty và chuyển trụ sở đến Geneva. Lúc này,
    • Nhà máy tại Bienne có nhiệm vụ sản xuất máy đồng hồ
    • Nhà máy ở Geneva có nhiệm vụ sản xuất vỏ đồng hồ

3. Bộ vỏ chống nước Oyster

THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ ROLEX
  • Vào ngày 2/5/1925, Rolex đã đăng ký biểu tượng vương miện nổi tiếng tại Geneva, Thụy Sĩ. Sau một chiến dịch quảng cáo rầm rộ vào năm 1926, cái tên Rolex đã đồng nghĩa với chất lượng và sự khác biệt.
  • Cũng trong năm 1925, Rolex đã khắc phục những điểm yếu trên vỏ đồng hồ, hệ thống lên dây giúp tăng khả năng chống nước và bụi cho đồng hồ. Wilsdorf đã mua lại bản quyền của Paul Perregaux và Georges Peret về hệ thống lên dây mới và cho ra mắt bộ vỏ đồng hồ chống nước đầu tiên trên thế giới.
  • Thuật ngữ Oyster (con hàu) đến với Wilsdorf trong khi ông đang cố mở một con hàu ra trong một bữa tiệc. Ngày nay, để có thể mở được bộ vỏ của Rolex, cần đòi hỏi đến những công cụ đặc biệt, tương tự với việc mở một con hàu ở một nhà hàng.
  • Núm chỉnh giờ kín, kết hợp với mặt kính Sapphire cũng được giới thiệu tại thời điểm đó, cùng với vành bezel khía và thiết kế mặt đáy của Aaron Dennison, Wilsdorf giờ đây đã có thể hoàn thiện được thiết kế của đồng hồ Rolex.

4. Mercedes Gleitze

ĐỒNG HỒ ROLEX
  • Wilsdorf đã thể hiện khả năng Marketing tuyệt vời của mình bằng cách tung một chiến dịch quảng cáo khổng lồ khác để đưa đồng hồ chống nước Oyster đến với thế giới. Không giống như các loạt đồng hồ khác vào thời điểm đó, đồng hồ Oyster được thiết kế để chịu được các yếu tố tác động xảy ra hàng ngày.
  • Vào tháng 10/1927, Wilsdorf triển khai chiến dịch quảng cáo với Mercedes Gleitze, người phụ nữ đầu tiên bơi qua eo biển Manche. Gleitze là người đầu tiên đã thực hiện một chiến tích vĩ đại như vậy trong khi đeo một chiếc đồng hồ Rolex.

5. Bộ máy Perpetual

THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ ROLEX
  • Wilsdorf nhanh chóng nhận ra rằng, những người đeo đồng hồ thường quên không lên dây cót, hoặc để núm chỉnh giờ của đồng hồ bị mở, dính bụi và nước. Chính vì vậy, thách thức kỹ thuật tiếp theo của Wilsdorf là làm thế nào để tìm ra phương pháp lên dây tự động.
  • Năm 1931, ông đã thiết kế cơ chế lên dây tự động theo cả hai hướng và do đó chiếc đồng hồ có thể chuyển động một cách vĩnh cửu (perpetual)

6. Cơ chế Ngày tự động “Just In Time”

ĐỒNG HỒ ROLEX
  • Năm 1945, Rolex giới thiệu cửa sổ hiển thị ngày để đánh dấu sinh nhật thứ 40 của công ty. Bộ máy Caliber 740 là dòng đồng hồ đeo tay tự động sở hữu cơ chế hiển thị ngày đầu tiên trên thế giới.
  • Đồng hồ này được gọi là Datejust, trong đó Date là Ngày (hiển nhiên), nhưng “Just” là viết tắt của “just in time“, rất chính xác kể cả vào nửa đêm không hề chậm trễ. Cửa sổ ngày được đặt ở góc 3 giờ vì hầu hết người mặc đều đeo đồng hồ trên tay trái và cửa sổ ngày có thể dễ dàng được nhìn thấy dưới ống tay áo.

7. Sự phát triển trong mức chống nước

THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ ROLEX
  • Những năm 1950 là một thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ và đầy thành tựu của Rolex. Vào ngày 29/5/1953, Rolex Explorer đã đạt tới độ cao 29.035 ft trên mực nước biển khi được đeo trên cổ tay của Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay.
  • Trong cùng năm đó, họ đã gắn một chiếc Deep Sea Special bên ngoài tàu lặn của Auguste Piccard, đạt độ sâu 10.335 ft. Điều này chứng minh được rằng đồng hồ hoàn toàn có thể chịu được áp suất như tàu ngầm.

8. Những đổi mới sau đó

THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ ROLEX
  • Cũng vào năm 1953, Rolex giới thiệu đến triển lãm đồng hồ Basel chiếc Turn-O-Graph, người tiền nhiệm của Submariner. Sau năm 1954, Rolex đã cho ra mắt chiếc Submariner có khả năng chịu nước tới 100 mét cũng như dòng đồng hồ Milgauss và GMT Master, và cuối cùng là chiếc Oyster Perpetual Day-Date, dòng đồng hồ duy nhất hiển thị cả lịch ngày và thứ.
  • Cũng trong đầu những năm 1950, Rolex kết hợp kính phóng đại Cyclops ngay trên mặt kính Sapphire tại cửa sổ hiển thị ngày. Thiết kế này được lấy cảm hứng từ việc người vợ thứ hai của Wilsdorf bị cận thị, và không thể đọc được ngày.

9. Từ thép 316L đến thép 904L

THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ ROLEX
  • Rolex đã sử dụng thép 316L cho bộ vỏ và dây đồng hồ cho đến giữa năm 2000. Kể từ đó, họ sử dụng chất liệu thép 904L độc quyền. Phiên bản Rolex thép không gỉ hiện đại được giới thiệu vào cuối năm 2011 cũng sử dụng 904L cho dây đồng hồ, bộ vỏ, khoá cài và mặt sau.
  • XEM THÊM: THÉP 904L CÓ GÌ ĐẶC BIỆT MÀ MANG ĐẾN THÀNH CÔNG CHO ROLEX?

——

Hi vọng chúng tôi đã giải đáp được phần nào thắc mắc của các bạn trong hành trình tìm hiểu kiến thức về đồng hồ đeo tay. Nếu cần thêm bất kì hỗ trợ nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

MUA NGAY ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG VỚI GIÁ TỐT NHẤT TẠI ĐÂY

[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] ĐỒNG HỒ TỰ ĐỘNG LÀ DO ROLEX TẠO RA? 1
5/5 - (1 bình chọn)
chat chat
Hỗ Trợ Trực Tuyến