ĐỒNG HỒ LẶN VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Đồng hồ lặn là gì? Các đặc điểm của đồng hồ lặn? Sử dụng đồng hồ lặn khi nào và các lưu ý khi chọn lựa đồng hồ lặn là gì? V.v… đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít các anh em. Thế nhưng thông tin trên mạng lại rải rác và tràn lan, không thể xác thực. Chính vì vậy, mời các bạn đến với các thông tin Cập nhật mới nhất cùng SHOPDONGHO.com – thương hiệu có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành đồng hồ chính hãng – ngay tại bài viết này và liên hệ với chúng tôi khi bạn cần giải đáp thắc mắc nhé.

  Xem thêm: KHẢ NĂNG CHỐNG NƯỚC CỦA ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (THÔNG TIN MỚI NHẤT

 Xem thêm: TẠI SAO ĐỒNG HỒ VÀO NƯỚC? CÁCH KHẮC PHỤC ĐỒNG HỒ BỊ VÀO NƯỚC?

ĐỒNG HỒ LẶN VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 1

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỒNG HỒ LẶN

Khái quát lịch sử đồng hồ lặn – Đồng hồ đeo tay chống nước chuyên dụng cho thợ lặn

  • Chiếc đồng hồ lặn đầu tiên trên thế giới được ra đời theo yêu cầu của đơn vị lính thợ lặn tinh nhuệ thuộc quân đội Pháp Blancpain (đứng đầu là Jean-Jacques tại thời điểm đó) vào năm 1963. Đây cũng được xem là chiếc đồng hồ quân đội thích hợp cho việc lặn đầu tiên trong lịch sử. 
  • Tại thời điểm những năm 1960s, người dùng chuộng các mẫu đồng hồ thời trang và đồng hồ phi công. Mặc dù đồng hồ chống nước đã được thử nghiệm và sản xuất trong rất nhiều năm nhưng chưa có kiểu dáng thiết kế thích hợp và chưa có đặc điểm kỹ thuật chuyên dụng mà đội ngũ binh lính Pháp yêu cầu.
  • Để mang đến được một sản phẩm đồng hồ chống nước hoàn thiện đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chi tiết và kỹ thuật đặc trưng. Chính vì vậy đa số các nhà sản xuất đều cần khá nhiều thời để tìm tòi và nghiên cứu. Chiếc đồng hồ đầu tiên phục vụ cho mục đích trên mang tên Blancpain Fifty Fathoms. Không lâu sau đó, thương hiệu Rolex cho ra mắt dòng đồng hồ Submariner và các nhà sản xuất đồng hồ khác cũng đã bắt kịp trào lưu này.

Vậy điều gì đã tạo nên khả năng chống nước cho đồng hồ lặn?

Như nhiều anh em đã biết, độ chống nước của các dòng đồng hồ thường phụ thuộc vào Gioăng (còn có các tên gọi khác là gasket, ron hay O-ring) thực ra là một miếng đệm nhỏ thường được làm từ cao su hoặc Silicon có dạng vòng chữ O. Ron được đặt tại các phần giao nhau của các bộ phận để đảm bảo chống nước cho cả bộ máy. 

ĐỒNG HỒ LẶN VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 2

Tuy nhiên, đồng hồ lặn đặc biệt đòi hiểu sự kết hợp từ nhiều chi tiết hơn để đảm bộ độ chống nước tối đa cho đồng hồ. Cụ thể: 

  • Vỏ và dây đồng hồ lặn phải được làm từ chất liệu bền bỉ trước sự bào mòn của nước biển, chống các chấn động dưới nước như thép không gỉ 316L, nhựa cứng, cao su, sợi Cacbon…
  • Mặt kính dày, đôi khi có hình vòm để chịu được áp lực cột nước và dễ dàng xem giờ trong môi trường nước. Chất liệu thường dùng là kính Hardlex, Sapphire. Ở các dòng bình dân, khách hàng có thể bắt gặp acrylic hoặc kính cứng (Mineral Crystal)
  • Núm điều chỉnh và nắp lưng có dạng vít vặn giúp cố định bộ máy trong và ngăn được nước đi nào bộ máy
  • Có van Heli (ở các mẫu đồng hồ lặn 30ATM trở lên theo tiêu chuẩn ISO 6425) để ngăn khí Heli dưới đáy biển xâm nhập vào bộ máy

II. THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHỈ SỐ CHỐNG NƯỚC CỦA ĐỒNG HỒ LẶN

Mỗi chiếc đồng hồ ra mắt trên thị trường đều được công bố mức chống nước cụ thể ở phần Thông số kỹ thuật. Các con số càng lớn thì đồng hồ có thể được sử dụng trong các môi trường nước có áp suất lớn như lặn. 

Để hiểu rõ hơn và tiêu chuẩn của các mức chống nước, các nhà kiểm định chuyên nghiệp đã chia ra 2 tiêu chuẩn khác nhau với các đặc điểm tương đối khác nhau như sau:

Tiêu chuẩn ISO 2281: Đồng Hồ Chống Nước

Đồng hồ đeo tay ISO 2281 chịu được nước trong thời gian ngắn nhưng tất cả đều không phải là đồng hồ lặn và KHÔNG thể lặn sâu. ISO 2281 là tiêu chuẩn chung mà tất cả các đồng hồ của các thương hiệu chính hãng uy tín hiện nay đều đạt được. Bao gồm: 

  • Chống nước 3 ATM = 30m = 3 BAR: chịu được nước khi rửa tay, vô ý làm đổ nước lên mặt đồng hồ hoặc rơi vào nước đáy cạn không sâu hơn 10cm 
  • Chống nước 5 ATM = 50m = 5 BAR: chịu được nước khi rửa tay, tắm bồn, đi mưa nhưng trong khoảng thời gian và độ sâu nước lớn hơn 3 ATM một chút 
  • Chống nước 10 ATM = 100m = 10 BAR: ngoài các hoạt động sinh hoạt thường ngày, người dùng có thể mang đi bơi lội hoặc chơi các môn thể thao dưới nước (trừ lặn) 
  • Chống nước 20 ATM = 200m = 20 BAR: là một chiếc đồng hồ lặn nhưng không chuyên nghiệp, chỉ có thể dụng lặn trong vùng nước nông

Tiêu chuẩn ISO 6425: Đồng Hồ Lặn

Để đồng hồ được nằm trong danh sách đồng hồ lặn và quảng bá đồng hồ dưới tên “đồng hồ lặn chuyên dụng”, các thương hiệu đồng hồ chính hãng BẮT BUỘC phải đáp ứng tiêu chuẩn ISO 6425. Nghĩa là, ngoài phải có mức chống nước ít nhất 10 ATM, đồng hồ còn cần phải có các điều kiện sau: 

  • Phải có tính năng đo và đánh dấu thời gian
  • Có dạ quang trên kim giờ – phút
  • Chức năng chống từ tối thiểu 4800 A/m
  • Chống sốc, sức ép quá tải lên đến 200 kPa
  • Vật liệu chống nước mặn 
  • Độ kín nước ở tất cả các khía cạnh (mặt kính, nắp lưng và núm điều chỉnh)

ĐỒNG HỒ LẶN VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 3

Vì vậy, chức năng sử dụng cụ thể của những chiếc đồng hồ lặn đạt tiêu chuẩn ISO 6425 được hiểu như sau: 

  • Chống nước 10 ATM = 100m = 10 BAR: lặn sâu tối đa 100m 
  • Chống nước 20 ATM = 200m = 20 BAR: lặn sâu tối đa 200m, mức độ tiêu chuẩn của một chiếc đồng hồ lặn đương đại
  • Chống nước 30 ATM = 300m = 30 BAR: lặn sâu tối đa 300m, dành cho thợ lặn chuyên nghiệp nhưng không thể lặn bão hòa
  • Chống nước Lớn hơn 30 ATM: dành cho thợ lặn kỹ thuật, có thể lặn bão hòa (độ sâu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không có dụng cụ bảo vệ)

III. CÁCH NHẬN BIẾT ĐỒNG HỒ LẶN CHUẨN ISO 6425 VÀ CÁC BÍ MẬT THÚ VỊ

Các tiêu chuẩn chống nước ISO 6425 đồng thời chính là đặc điểm nhận dạng của những chiếc đồng hồ lặn chuyên dụng. Đa phần các nhà phân phối sẽ không dán ký hiệu “ISO 6425 – đồng hồ lặn” vào phần Thông số kỹ thuật của đồng hồ. Chính vì vậy, ngoài việc tham khảo kỹ càng trên google hoặc các nhà bán lẻ chuyên nghiệp và uy tín như SHOPDONGHO.com, bạn nên quan sát các đặc điểm sau để tránh mua phải hàng dỏm và kém chất lượng nhé. 

Tất cả các yếu tố dưới đây đều là chi tiết BẮT BUỘC phải có ở một chiếc đồng hồ lặn đạt chuẩn ISO 6425. Nếu bạn thấy chiếc đồng hồ bạn đang cầm trên tay thiếu đi một trong các đặc điểm dưới đây, tuyệt đối đừng mua nhé. 

Các đặc điểm cơ bản bên ngoài

1. Chữ số hoặc vạch chỉ giờ lớn/ Kim đồng hồ phủ một lớp dạ quang cao cấp

Là một chiếc đồng hồ lặn và thường xuyên được sử dụng trong môi trường ánh sáng yếu mặt trời không thể chiếu đến, những chiếc kim giờ, kim phút và vạch chỉ số cần được thiết kế đậm/ lớn và phủ một lớp dạ quang phát sáng cao cấp để hổ trợ người dùng xem giờ. 

ĐỒNG HỒ LẶN VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 4

Đối với chất liệu dạ quang, các nhà sản xuất thường sử dụng Super – LumiNova hoặc Nocti Lumina với khả năng phát sáng lâu, nhạy và rõ nét. Tính năng này thực sự sẽ giúp các thợ lặn hoặc các vận động viên kiểm soát thời gian tốt hơn và chính xác hơn.

Chấp nhận đầu tư cho một món đồ đắt tiền chuyên dụng như đồng hồ lặn đồng nghĩa với việc người dùng có nhu cầu quản lý thời gian trong môi trường nước. Chính vì vậy điều cần thiết và quan trọng nhất là phải biết đồng hồ còn hoạt động hay không. Và để kiếm soát được điều này, nhiều thương hiệu đã cho phủ lớp dạ quang lên kim giây đồng hồ.

2. Đánh dấu thời gian trong 60 phút bằng niềng (bezel) xoay được

  • Đối với những chiếc đồng hồ sang trọng có cấu tạo bộ máy phức tạp, một số tính năng phụ trợ nhất định được thiết lập bên trong bộ máy. Ngoài ra, các tính năng còn lại như đo thời gian lặn, đo thời gian một vòng đua, đếm xung, tính toán số vòng đua, đo tốc độ và đo khoảng cách đều nằm ở vòng bezel (niềng). 
  • Ở đồng hồ lặn chuyên dụng, các vòng Bezel có định có chế độ đếm lên với khung số từ 0 – 60 (Count-Up Bezel With a 0-60 Scale). Để phút trong một giờ và được sử dụng để theo dõi và kiểm soát thời gian lặn dưới nước, một yếu tố quan trọng để dự đoán chiều sâu và lượng không khí còn lại. Ngoài ra, trên những chiếc đồng hồ lặn cao cấp, viền bezel còn được tranh bị tính năng xoay 1 chiều với mục đích đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ khiến thời gian lặn bị ảnh hưởng. 
  • Chất liệu vòng bezel đồng hồ lặn cũng vô cùng đa dạng: thép, nhôm hoặc gốm công nghệ cao Ceramic cứng và khả năng chống xước rất tốt.

ĐỒNG HỒ LẶN VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 5

Vậy cụ thể thì các vòng bezel trong đồng hồ lặn được sử dụng như thế nào?

Xem thêm bài viết chi tiết về Vòng bezel để được giải đáp cụ thể tại đây

3. Mặt kính sapphire trên đồng hồ lặn

Như đã nói, để đồng hồ lặn có được độ chống nước hoàn hảo đòi hỏi sự kết hợp từ nhiều chi tiết và bộ phận, trong đó có mặt kính đồng hồ. Hiện tại, các dòng đồng hồ lặn được sử dụng 2 loại kính chủ yếu: Kính khoáng và Kính Sapphire. 

Kính khoáng: Một số người dùng mặc nhận rằng Kính Sapphire luôn cao cấp hơn Kính khoáng nên mức chống nước của Kính khoáng cũng yếu hơn. Thực tế ngược lại. 

  • Kính khoáng dễ trầy hơn Sapphire nhưng chúng lại có độ chịu lực tốt hơn Sapphire do có độ dẻo, độ đàn hồi tốt hơn. Khi chịu một lực vừa phải tác động vào, chúng sẽ không hư hỏng hoàn toàn mà chỉ bị nứt nẻ và vẫn còn có thể chống nước tốt.
  • Hơn nữa, khách hàng cũng có thể dễ dàng sửa sang và đánh bóng Kính khoáng lại như mới với giá thành rất rẻ.

Kính Sapphire: Kính Sapphire là loại kính thường thấy nhất ở đồng hồ lặn, đặc biệt là Kính Sapphire nguyên khối. 

  • Khác với những loại thiết kế sử dụng mặt kính tráng sapphire, mặt kính sapphire nguyên khối là chất liệu có độ cứng rất tốt chỉ thua mỗi kim cương và chúng có đặc tính chống trầy xước cao cũng như độ bền bỉ ấn tượng. 

  • Do mặt kính bắt buộc phải dày, một số hình vòm (kính cong) nên tổng độ dày đồng hồ lặn đều từ 10mm trở lên. Kính vòm giúp tăng cường khả năng chống áp suất của đồng hồ và có công dụng cải thiện mức độ dễ đọc của mặt quay số khi ở dưới nước. 
  • Ngoài ra trên các mẫu đồng hồ cao cấp chuyên lặn, sẽ có lớp phủ chống phản chiếu giúp tăng cường thêm khả năng hiển thị của đồng hồ lên một mức cao hơn.
Mặt kính sapphire nguyên khối Seamaster AquaTerra Master Chronometer
Mặt kính sapphire nguyên khối Seamaster AquaTerra Master Chronometer

Xem thêm: Tìm hiểu ưu, nhược điểm của các loại mặt kính đồng hồ.

4. Lớp vỏ dày với khả năng chống nước tối ưu

Được sử dụng trong môi trường đặc biệt nên lớp vỏ của đồng hồ lặn cũng cần được tối ưu các đặc điểm sao cho phù hợp. Cụ thể: 

Về chất liệu: Để có khả năng chịu được sự ăn mòn của nước biển và nâng cao khả năng chống lại các tác động và dư chấn từ bên ngoài nhằm bảo vệ bộ chuyển động cơ học bên trong, vỏ đồng hồ lặn được sử dụng các chất liệu như: 

  • Thép không gỉ 316L hoặc 904L và các hợp kim thép khác
  • Titan
  • Gốm sứ
  • Nhựa tổng hợp hoặc như cao cấp

Về thiết kế: 

  • Để nâng cao tính thẩm mỹ và trang trí cho đồng hồ, một số sản phẩm sẽ được mạ PVD hoặc mạ ion các lớp màu sắc khác nhau cho đồng hồ. Tuy nhiên, nếu bạn không đảm bảo được rằng các công nghệ mạ trên đã được xử lý  bằng kỹ thuật DLC đắt tiền, thì SHOPDONGHO.com khuyên bạn nên sử dụng các màu sắc tự nhiên như màu trắng của thép không gỉ hoặc màu xám của titanium nếu không muốn đồng hồ bị oxi hoá trong nước biển và nhanh chóng bị phai màu. 
  • Vỏ đồng hồ càng dày tương đương với việc đồng hồ lặn sẽ lớn và nặng hơn so với các dòng thông thường. Chính vì vậy, các nhà sản xuất sẽ lựa chọn đồng hồ dành cho nam để chế tạo và tinh chỉnh thành đồng hồ dùng để lặn. 

Nhược điểm duy nhất của dạng đồng hồ này chính là trọng lượng của nó khá nặng. Nó khá dày so với đồng hồ thông thường vì cần có độ bền cần thiết cho khả năng chống nước.

5. Núm vặn

Tương tự như những chiếc đồng hồ khác, Núm điều chỉnh đồng hồ lặn thường được đặt phía bên phải đồng hồ, có chức năng để thay đổi thời gian/ ngày/ thứ và để lên dây cho chiếc đồng hồ tự động hoặc đồng hồ lên dây thủ công. 

ĐỒNG HỒ LẶN VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 6

Bất kỳ vị trí tiếp nối nào giữa các bộ phận đồng hồ cũng có nguy cơ bị vào nước. Nếu vỏ và nắp đáy đồng hồ được đảm bảo bằng gioăng cao cấp thì phần núm vặn có phần quan trọng hơn vì nó được sử dụng thường xuyên. 

Đặc điểm của núm vặn đồng hồ lặn: 

  • Núm điều chỉnh phải có phần vít vặn để mở khóa rồi mới có thể dùng để điều chỉnh thời gian ( còn được gọi là Screw-Down Crown) 
  • Hầu hết đồng hồ đều được trang bị một miếng đệm xung quanh núm điều chỉnh để bảo vệ đồng hồ khỏi nước.

6. Ký hiệu – Cách nhận biết đồng hồ lặn

Một điều hiển nhiên là đồng hồ lặn chuyên dụng thì phải được nhà sản xuất thông báo “đây là đồng hồ lặn”. Chính vì vậy, mặt số được đánh dấu bởi dấu hiệu DIVER’S WATCH xM hoặc DIVER’S xM – thay thế X bằng mức đánh giá độ chống nước.  Ví dụ: DIVER’S WATCH 600M hoặc DIVER’S 600M 

Đây là một dấu hiệu rõ nét để khách hàng dễ dàng biết một chiếc đồng hồ có đúng là đồng hồ thợ lặn thật sự hay chỉ là một chiếc đồng hồ có kiểu dáng là đồng hồ lặn.

Đặc điểm cơ bản bên trong bộ máy

1. Công nghệ bộ máy

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu đồng hồ lặn, khách hàng có thể tự do lựa chọn những chiếc đồng hồ thợ lặn hoạt động bằng pin hay bằng cơ chế cơ học tự động. 

Ngoài ra, những người có nghiên cứu về đồng hồ lặn sẽ cân nhắc đến đến công nghệ năng lượng ánh sáng cho đồng hồ thợ lặn, đặc biệt là công nghệ Eco-Drive độc quyền và tiên phong của thương hiệu Citizen. 

ĐỒNG HỒ LẶN VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 7

  • Công nghệ Eco-drive : có khả năng hấp thụ bất kỳ nguồn sáng nào (bao gồm cả tự nhiên hoặc nhân tạo), chuyển hoá ánh sáng thành năng lượng và tích trữ trong pin giúp đồng hồ hoạt động. Đồng hồ Eco-drive có độc hính xác cao và bền bỉ theo thời gian

  • Ngoài ra, với mức giá của một thương hiệu tầm trung như Citizen, đồng hồ thợ lặn thuộc dòng Eco-Drive cũng sẽ là một sự lựa chọn tối ưu nếu bạn là người lần đầu đi mua, đang phân vân không biết chọn mua đồng hồ thợ lặn như thế nào.

  • Việc lựa chọn bộ máy đồng hồ lặn tuỳ thuộc vào nhu cầu, khả năng và sở thích của từng khách hàng. Tuy nhiênm, theo đánh giá chung thì những chiếc đồng hồ thợ lặn hoạt động bằng cơ chế cơ tự động (Automatic) thường sẽ có mức giá khá cao mà độ ổn định, chống shock, chống ca đập và  độ chính xác lại không bằng đồng hồ pin (quartz).

2. Tính năng Chống từ trường

  • Riêng đối với đồng hồ lặn Automatic nói riêng và những chiếc đồng hồ cơ trên thị trường nói chung, một trong những chức năng NHẤT ĐỊNH PHẢI CÓ là chức năng chống từ trường. Những chiếc đồng hồ cơ có khả năng bị nhiễm từ cao hơn rất nhiều so với đồng hồ pin. 

ĐỒNG HỒ LẶN VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 8

  • Chính vì vậy, người dùng hạn chế để chiếc đồng hồ lặn yêu thích của bạn gần loa, tủ lạnh, máy tính, radio, tivi, tia x-quang… Bỏ chung đồng hồ với điện thoại, sổ tay (những quyển sổ có cục hít để khi xếp sổ lại sẽ tự động đóng chặt),…  Đi máy bay, khi làm thủ tục an ninh, đi qua máy quét…. 

Dấu hiệu của đồng hồ lặn bị nhiễm từ: 

  • Đồng hồ chạy quá NHANH hoặc quá CHẬM so với độ sai số quy định của hãng. 
  • Đưa đồng hồ gần với la bàn sẽ thấy kim la bàn dịch chuyển

Đồng hồ bị nhiễm từ là một trong những nguyên nhân khiến đồng hồ chạy sai giờ. Vì vậy, những người thợ lặn chuyên nghiệp cần cho mình một chiếc đồng hồ lặn cao cấp có khả năng chống từ để đảm bảo kiểm soát được thời gian trong môi trường nước. 

3. Van xả khí Helium

Trước tiên, chúng ra hãy làm rõ khí Helium là gì? Tại sao đồng hồ lặn cần có chức năng van xả khí Heli?

ĐỒNG HỒ LẶN VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 9

  • Khí Helium là nguyên tố nhiều thứ hai trong vũ trụ sau hydro, tồn tại dưới dạng khí. Khí heli xuất hiện ở nhiều môi trường khác nhau, trong đó có đáy biển. Khi đeo đồng hồ lặn xuống vùng nước có áp suất cao như đáy biển, khí Helidễ dàng xâm nhập thoải mái vào trong vỏ. Sau khi xâm nhập đến một mức độ nhất định và bị bão hoà, khí sẽ tìm cách thoát ra. 
  • Do sự chênh lệch về áp suất giữa môi trường trong vỏ – ngoài vỏ đồng hồ + chiếc vỏ quá kín mà các phân tử khí đi vào thì dễ nhưng lại rất khó thoát ra bên ngoài.
  • Tác hại của việc khí Heli không thể thoát ra ngoài chính là vỏ đồng hồ không chịu nổi áp lực, dẫn đến việc mặt kính đồng hồ sẽ bị thổi bay ra khỏi vỏ, gây thiệt hại cho các bộ phận máy móc bên trong. 

Tình trạng khí Heli xâm nhập vào đồng hồ thường thấy ở môi trường nước sâu. Chính vì vậy, những chiếc đồng hồ thợ lặn cao cấp có độ chống nước khoảng từ 60 bar ( với một số dòng cũng có ở 30 bar) trở lên sẽ có sự xuất hiện thêm khoá van helium ở cạnh vòng trái vị trí 10h của chiếc đồng hồ giúp bảo vệ đồng hồ lặn.

4. Dây đeo đồng hồ lặn

Về dây đeo: Để đáp ứng tiêu chí vật liệu chống nước mặn, dây đeo các đồng hồ lặn đa dạng và được sử dụng sao cho phù hợp với thiết kế của sản phẩm. Cụ thể: 

  • Cao su
  • Nhựa Silicon hoặc Urethane
  • Polyurethane (một loại vật liệu độ bền cao và khả năng kháng các tác nhân từ môi trường như: thời tiết, sự oxi hóa,…)
  • Kim loại thép không gỉ, titanium đồng bộ với vỏ đồng hồ
  • Vải dù, vải thừng
  • Dây đeo lưới có độ dài phù hợp 

Về khoá dây: 

  • Dây kim loại sẽ được dùng khoá kép để đảm bảo độ chắc chắn
  • Dây cao su được thiết kế theo kiểu Nato hoặc Zulu

ĐỒNG HỒ LẶN VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 10

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ LẶN

  1. Bất cứ mẫu đồng hồ lặn nào cũng đều siêu bền nên nếu bạn không cần lặn mà chỉ cần bền để chơi thể thao, leo núi thì đồng hồ lặn vẫn tuyệt đối là lựa chọn lý tưởng đó nhé!
  2. Khi bạn ở dưới nước hay đồng hồ còn ướt thì không được sử dụng các nút ấn Chronograph hoặc chỉnh giờ. Nước sẽ len lỏi vào các kẽ hở và vào được bên trong bộ máy đồng hồ.
  3. Sau khi sử dụng đồng hồ đi tắm biến, đừng quên rửa sạch bằng nước thường và lau khô đồng hồ thật kỹ, nếu không muối biển còn dính lại sẽ dần dần ăn mòn các lớp chống nước của đồng hồ.
  4. Một điều rất quan trọng cần biết là mức độ chịu nước của đồng hồ sẽ không giống nhau mãi mãi do sự xuống cấp của miếng đệm bên trong đó. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm tra độ bền chống nước cho chiếc đồng hồ lặn mỗi năm. Đây là điều khuyến cáo của nhiều nhà sản xuất đồng hồ. 

ĐỒNG HỒ LẶN VÀ TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT 11

Hi vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin theo cách dễ hiểu nhất, đáp ứng được sự tò mò của Quý khách hàng về đồng hồ lặn. 

Riêng đối với chất lượng đồng hồ lặn giữa các thương hiệu, SHOPDONGHO.com nghĩ bạn không nhất thiết phải bỏ ra một số tiền quá lớn để sở hữu những chiếc đồng hồ thương hiệu Thuỵ Sỹ (tất nhiên trừ khi đó là sở thích của bạn và bạn có điều kiện tài chính cho phép). Những thương hiệu đồng hồ chính hãng Nhật Bản như Seiko, Citizen cũng có những chiếc đồng hồ có công nghệ chống nước không thua kém nhưng mức giá lại hợp lý và vừa tầm với đa số người tiêu dùng Việt Nam hơn. 

Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn đồng hồ lặn, khách hàng hãy liên hệ ngay với bộ phận chăm sóc khách hàng của Cửa hàng đồng hồ lặn chính hãng SHOPDONGHO.com để được giải đáp ngay hôm nay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat chat
Hỗ Trợ Trực Tuyến