ĐỒNG HỒ DÂY KIM LOẠI – TẤT CẢ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THÉP KHÔNG GỈ STAINLESS STEEL TRONG SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ

Stainless Steel hay còn được gọi là kim loại thép không gỉ, là một trong những chất liệu kim loại phổ biến nhất hiện nay sử dụng trong đồng hồ với khả năng chống gỉ sét, độ bền bỉ rất cao trước các lực va đập, lực kéo. Hầu hết các dòng sản phẩm tầm trung trên thị trường hiện nay đều được sử dụng thép không gỉ. Vậy Stainless Steel là gì? Có bao nhiêu loại? sử dụng thế nào? V.v… Mời bạn theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

I. TÌM HIỂU VỀ STAINLESS STEEL

  •  Stainless Steel là gì? Stainless Steel là từ tiếng Anh, nghĩa là Thép Không Gỉ dùng để chỉ chung các loại hợp kim của thép có khả năng chống gỉ sét. Stainless Steel rất khó bị ăn mòn, oxy hóa (gỉ sét), ố bẩn bởi nước, nước muối, độ ẩm và được dùng nhiều trong máy móc, vật dụng trong nhà và cả trang sức.
  • Trong ngành công nghiệp đồng hồ, thép không gỉ được dùng chủ yếu để làm dây hoặc vỏ
  • Đồng hồ Stainless Steel là gì? hay còn gọi là đồng hồ thép không gỉ, là loại đồng hồ có vỏ, dây hoặc cả dây và vỏ đều được làm bằng Stainless Steel. 
ĐỒNG HỒ DÂY KIM LOẠI - TẤT CẢ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THÉP KHÔNG GỈ STAINLESS STEEL TRONG SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ 1

Khi nhắc tới thép không gỉ trong ngành đồng hồ, người dùng sẽ nhớ đến các tính chất như: bền, thẩm mỹ cao, giá thành rẻ, có khả năng chịu mồ hôi, nước muối, nước biển, acid hữu cơ như chanh, giấm, … hoặc các loại thực phẩm, dung dịch thường gặp. 

Có được chất liệu Stainless Steel đồng nghĩa nó có được một sự an tâm về chất lượng trong bất cứ trường hợp nào. Chính vì sở hữu nhiều ưu điểm nên đây là chất liệu được hàng loạt các nhà sản xuất danh tiếng chuyên dùng.

CÔNG THỨC CỦA CHẤT LIỆU STAINLESS STEEL

ĐỒNG HỒ DÂY KIM LOẠI - TẤT CẢ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THÉP KHÔNG GỈ STAINLESS STEEL TRONG SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ 2

Cụm từ “Thép không gỉ” được dùng chung cho tất cả các kim loại có cùng chất năng. Dù mỗi dòng kim loại khác nhau có các công thức cấu thành khác nhau nhưng đến thời điểm hiện tại,  muốn được liệt kê vào hàng ngũ chất liệu Stainless Steel thì phải có ít nhất 10.5% Chromium kết hợp với thành phần chính là sắt (thép) và các kim loại, phi kim phụ gia khác để tăng độ bền, độ dẻo dai, độ bền nhiệt là: Niken, Molypden, Titanium, Đồng, Carbon, Nitơ.

Chú thích: Chromium (Crôm) là một kim loại có đặc tính chống gỉ sét, ăn mòn siêu hạng đã được chọn lựa nhưng vì liên quan đến giá thành, nó đã trở thành một trong hai nguyên liệu quan trọng nhất cùng với Sắt để tạo ra chất liệu Stainless Steel ngày nay

II. CÓ BAO NHIÊU LOẠI STAINLESS STEEL TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HỒ

Sau quá trình nghiên cứu và phát triển lâu dài, các tổ chức quốc tế và các nhà sản xuất danh tiếng đã có những quy chuẩn chung trong việc lựa chọn kim loại thép không gỉ để chế tạo đồng hồ. Có rất nhiều loại thép không gỉ được sử dung, nhưng phổ biến nhất là: 

1. Thép không gỉ 316L

  • Thép không gỉ 316L là chất liệu phổ biến nhất trong ngành công nghiệp đồng hồ hiện nay. 
ĐỒNG HỒ DÂY KIM LOẠI - TẤT CẢ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THÉP KHÔNG GỈ STAINLESS STEEL TRONG SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ 3

Các đặc điểm đáng chú ý của Thép không gỉ 316L:

  • Cấu tạo hợp chất: Fe, C 0.08 %, Si 0.75%, Mn 2.00%, P 0.045%, S 0.030%, Cr 16.00/18.00%, Mo 2.00/3.00, Ni 10.00/14.00%, N 0.10%
  • Dễ hàn, dễ tạo hình, không nhiễm từ, chống ăn mòn rất tốt nên dùng nhiều trong các lĩnh vực cuộc sống: y tế, đông lạnh, đồ dân dụng vì độ bền và tính an toàn cho sức khỏe
  • Hợp chất thép không gỉ Stainless Steel có độ cứng cao, không dễ bị ảnh hưởng khi tác dụng lực. Ngoài ra còn bảo vệ bề mặt của dây đồng hồ khỏi va chạm lực bên ngoài có thể gây ra trầy xước.
  • Giá thành của 316L cũng khá rẻ. Đây cũng chính là lý do mà các hãng đồng hồ quyết định sử dụng chất liệu này cho hầu hết các thiết kế của thương hiệu mình vì tối ưu hoá được chi phí giá thành, mang sản phẩm đến đông đảo người dùng hơn.

2. Thép không gỉ 904L

Ít thông dụng hơn Thép không gỉ 316L nhưng chất liệu thép không gỉ 904L cũng sở hữu những ưu điểm riêng khiến một số thương hiệu lớn như Tissot hay Rolex vẫn sẵn sàng đầu tư sản xuất. (chủ yếu vẫn là Rolex do đây là chất liệu do thương hiệu này nghiên cứu)

ĐỒNG HỒ DÂY KIM LOẠI - TẤT CẢ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THÉP KHÔNG GỈ STAINLESS STEEL TRONG SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ 4

Đặc điểm của thép không gỉ 904L: 

  • Cấu tạo hợp chất: Fe, <0.02% C, 19-23% Cr, 23-28% Ni, 4-5% Mo, <2.0% Mn, <1.0% Si, <0.045% P, <0.035% S, 1.0-2.0% Cu
  • Nguyên tắc chế tạo của 904L là từ Cr-Ni-Molypden sẽ bắt đầu thêm Cu theo tỷ lệ thích hợp. Đây là hợp chất thép được đánh giá cao hơn 316L về độ chống ăn mòn, 904L có khả năng không bị ảnh hưởng nhiều bởi axit có độ phá huỷ mạnh như Sulphuric… Không hề bị rỗ bề mặt khi hợp chất kết tủa Clorua.
  • Tính kháng từ cao gấp nhiều lần so với 316L, do đó hợp chất này đa phần dùng để thiết kế các sản phẩm trong các ngành đặc thù như hàng không, hàng hải, chế tạo thiết bị kim loại nặng, thể thao lặn dành cho người chuyên nghiệp (áp suất nước từ 30bar trở lên).
  • Có độ dẻo dai, tính đàn hồi, chống va đập, giảm được tác động từ yếu tố từ trường.
  • Bởi các đặc tính vượt trội và chi tiết trong khâu chế tạo nên chất liệu thép không gỉ 904L có mức giá tương đối cao. Chính vì vậy, đây là lí do khiến 904L chỉ có thể được bắt gặp ở các thương hiệu đồng hồ xa xỉ với mức giá “trên trời” như Rolex, Tissot v.v…
  • Có thể bạn quan tâm: 

Xem thêm: Thép 904L và công thức thành công của thương hiệu Rolex

Cả hai đều thuộc loại Austenitic Stainless Steel nhưng 316L cứng hơn, dễ tạo hình hơn, giá cũng rẻ hơn và cũng là loại thép không gỉ được hầu hết các thương hiệu đồng hồ sử dụng. 904L chịu ăn mòn tốt hơn nhưng giá đắt, chịu nhiệt độ cao kém, khó gia công.

Ngoài 2 loại thép phổ biến là 316L và 904L thường dùng trong chế tác đồng hồ đeo tay, một số thương hiệu còn linh hoạt sử dụng hai loại thép không gỉ khác là 304L 410L. Tuy nhiên với sự đổi mới tối ưu hơn trong thời buổi hiện đại thì những chất liệu này đã không còn được “trọng dụng” trong ngành đồng hồ.

II. TÓM LẠI: LÍ DO VÌ SAO NÊN MUA ĐỒNG HỒ THÉP KHÔNG GỈ?

  • ✅  Gần như không bao giờ gỉ sét (khi dùng hằng ngày, đi bơi biển,…)
  • ✅  Độ cứng cao nên rất khó bị trầy xước, móp méo cong vênh
  • ✅  Trọng lượng vừa đủ cho tay hoạt động thoải mái
  • ✅  Dễ đánh bóng, dễ thay thế, giá thành hợp lý
  • ✅  Không độc hại, cực hiếm khi gây dị ứng da
  • ✅  Nhiều thương hiệu, mẫu mã
  • ✅  Bền đẹp với thời gian
ĐỒNG HỒ DÂY KIM LOẠI - TẤT CẢ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THÉP KHÔNG GỈ STAINLESS STEEL TRONG SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ 5

Các ưu điểm của chất liệu kim loại thép không gỉ trong ngành công nghệ đồng hồ là vô cùng rõ ràng. Tuy nhiên, trong hành trình thép không gỉ được truyền thông và quảng bá đến người tiêu dùng, có không ít các hiểu lầm hình thành mà nguyên nhân thuộc về sự thiếu hiểu biết của người viết và sự ngộ nhận của người dùng. 

Vậy có những ngộ nhận sai lầm nào mà người dùng cần phải làm rõ?

4 NHẬN ĐỊNH SAI LẦM VỀ ĐỒNG HỒ KIM LOẠI THƯỜNG GẶP NHẤT 

💢 SAI LẦM SỐ 1: ĐỒNG HỒ DÂY KIM LOẠI ĐỀU LÀM BẰNG THÉP KHÔNG GỈ

  • Dây kim loại đồng hồ không được xem là dây kim loại thép không gỉ. 
  • Đồng hồ dây kim loại thường chỉ chung cả chất liệu thép không gỉ lẫn các hợp kim của sắt / đồng. Đây là cách nói chung chung để người dùng phân rõ giữa dây kim loại và vỏ kim loại. 
  • Một số đơn vị bán đồng hồ Fake thường sử dụng “dây kim loại” để lấp liếm cho việc bán hàng kém chất lượng. 

Về tính chống nước, nhanh khô thoáng, dĩ nhiên các kim loại đều giống nhau. Tuy nhiên, thép không gỉ sẽ có khả năng chống ăn mòn tốt, cực kỳ khó bị gỉ sét, cứng cáp chắc chắn và đồng hồ dây thép không gỉ thường có giá tầm 2 triệu trở lên. 

Dây hợp kim sắt hoặc hợp kim đồng có giả rẻ, mềm, dễ cong và dễ trầy xước, lớp xi mau phai v.v…Đây hầu như đều là những tính từ thường dùng cho những chiếc đồng hồ hàng fake. Chính vì vậy, để tránh bị lừa, khách hàng nên chọn các đơn vị phân phối đồng hồ chính hãng khi chọn mua đồng hồ.

💢 SAI LẦM SỐ 2: THÉP KHÔNG GỈ LÀ KHÔNG BAO GIỜ GỈ

  • Thép không gỉ không có nghĩa là nó không bao giờ gỉ. Thép không gỉ có thể chịu được hầu hết tác nhân gây gỉ sét trong cuộc sống và sinh hoạt thường ngày. 
  • Tuy nhiên, với các trường hợp tiếp xúc với các chất ăn mòn mạnh như chất tẩy rửa công nghiệp, đi tắm biển (hoặc bị dính chất bẩn tính axit, chứa muối…); nếu người dùng rửa sạch lại bằng nước và để tự khô thì sau một thời gian dài nguy cơ bị gỉ sét vẫn xảy ra. 

💢 SAI LẦM SỐ 3: LOẠI THÉP KHÔNG GỈ NÀO CŨNG CÓ THỂ CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ

  • Như đã đề cập ở mục I, ngành công nghiệp có các tiêu chuẩn riêng trong việc chọn nguyên liệu để sản xuất đồng hồ. 
  • Một số thương hiệu kém nổi tiếng đánh vào tâm lí thích đồ rẻ của người dùng mà sử dụng những dòng thép không gỉ không đạt chuẩn trong ngành. 
  • Loại thép không gỉ đáp ứng yêu cầu ngành phải là thép không gỉ 316L (riêng Rolex là 904L), cứng cáp, chống gỉ, chống ăn mòn, chịu mồ hôi tốt hơn hẳn các loại dân dụng thường thấy (ví dụ như 304, 304L…). 
ĐỒNG HỒ DÂY KIM LOẠI - TẤT CẢ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THÉP KHÔNG GỈ STAINLESS STEEL TRONG SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ 6

Thép không gỉ chuẩn dùng cho đồng hồ phải là loại 316L cao cấp hoặc rất cao cấp như 904L của các mẫu Rolex

💢 SAI LẦM SỐ 4: PHÂN BIỆT DÂY THÉP KHÔNG GỈ BẰNG NAM CHÂM

Chúng ta đều hiểu: nam châm không hút được thép không gỉ. Tuy nhiên, dùng nam châm để phân biệt thép không gỉ có thể là một sai lầm. Lí do như sau: 

1. Các bề mặt rộng của vỏ hoặc dây đeo có thể được làm từ thép không gỉ, nhưng các chốt (thanh để gắn các mắt dây lại với nhau) có thể được làm từ sắt hoặc các hợp kim khác. 

Chính vì vậy, nếu bạn dùng nam châm quá lớn hoặc đặt ở quá gần các chốt thì đồng hồ vẫn có thể bị hút như thường. 

2. Nam châm chỉ hút được các loại đồng hồ dây kim loại làm từ hợp kim sắt mà thôi (tất nhiên là trừ một số loại thép không gỉ, ví dụ như 316L, 304), còn các loại làm bằng hợp kim của đồng, kẽm sẽ không bị nam châm hút.

Nếu bạn dùng nam châm thử ngay các hợp kim đồng, kẽm thì rất dễ đưa ra phán đoán sai lầm cho rằng đây chính là thép không gỉ. 

3. Đồng hồ cơ, đồng hồ chỉ thời gian bằng kim sẽ dễ bị nhiễm từ, dẫn đến chạy sai giờ nếu ở gần từ trường mạnh. 

Để phân biệt đồng hồ dây thép không gỉ với đồng hồ dây kim loại rẻ tiền, chúng ta có một mẹo nhỏ là để ý đến khối lượng. Đồng hồ dây kim loại sắt xi, hợp kim đồng sẽ khá nhẹ dù chúng được tạo từ các khối to, dày, ngược lại, đồng hồ dây thép không gỉ thường nặng từ 160g trở lên.

Chốt trong các mắt dây có thể sẽ bị nam châm hút làm thiếu tính chính xác
Chốt trong các mắt dây có thể sẽ bị nam châm hút làm thiếu tính chính xác

ĐỊA CHỈ CỬA HÀNG BÁN ĐỒNG HỒ THÉP KHÔNG GỈ CHÍNH HÃNG UY TÍN?

Để tránh mua phải những dòng thép không gỉ không đạt chuẩn hoặc mua phải hàng Fake, Khách hàng nên chọn lựa những đơn vị phân phối đồng hồ chính hãng uy tín và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. 

SHOPDONGHO.com tự hào là một trong những cửa hàng đồng hồ chính hãng hàng đầu hiện nay. Đáp ứng nhu cầu trải nghiệm mua sắm tốt và cam kết chất lượng chính hãng 100%. Với kinh nghiệm gần 20 năm trong ngành, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản sẽ tư vấn cho Khách hàng những thiết kế đáp ứng nhu cầu của từng khách. 

Nhanh tay liên hệ với Cửa hàng bán đồng hồ dây kim loại chính hãng SHOPDONGHO.com để nhận được các ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay bạn nhé. 

ĐỒNG HỒ DÂY KIM LOẠI - TẤT CẢ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THÉP KHÔNG GỈ STAINLESS STEEL TRONG SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ 7
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat chat
Hỗ Trợ Trực Tuyến